7 quan niệm sai lầm của sinh viên Công nghệ thông tin

Có phải cứ là sinh viên Công nghệ thông tin (CNTT) thì không phải lo lắng quá nhiều về sự nghiệp, kỹ năng mềm? Những quan niệm sai lầm này có thể khiến bạn mất đi nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai đấy!

Trong bài viết hôm nay, Got It muốn chia sẻ đến các bạn 7 quan niệm sai lầm phổ biến của sinh viên Công nghệ thông tin hiện nay. Cùng bắt đầu nhé!

1. Học Công nghệ thông tin là sẽ trở thành coder

Hầu hết những sinh viên Công nghệ thông tin mới nhập học hay bị lầm tưởng rằng sau này mình chỉ có thể trở thành 1 coder. Thật ra, coder vốn chỉ là một lĩnh vực rất nhỏ trong ngành này. Dựa vào thống kê của TesterViet, sự thật là chỉ có khoảng 10% sinh viên CNTT trở thành coder sau khi ra trường. Điều này có nghĩa là chỉ có 1 trong 10 người học CNTT sẽ theo nghề coder mà thôi!

Trên thực tế, các bạn có khá nhiều lựa chọn về sự nghiệp cho bản thân khi theo học ngành CNTT. Tùy thuộc vào khả năng và sở thích mà các bạn có thể làm trong các ngành như lập trình web, phát triển phần mềm, quản trị hệ thống, an toàn và bảo mật thông tin, … Hãy cố gắng tìm được hướng đi phù hợp cho bản thân từ năm học thứ hai hoặc ba. Các bạn xác định hướng đi càng sớm thì càng dễ lên kế hoạch cho lộ trình phát triển sự nghiệp sau này.

2. Học trên trường là đủ

Đây là một thực trạng đáng buồn của nhiều sinh viên CNTT hiện nay. Không ít bạn trẻ tự tin bản thân đã có thể trở thành một lập trình viên hay kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp chỉ với những kiến thức vỏn vẹn trong các giáo trình được dạy trên trường. Điều này là hoàn toàn sai lầm! Bởi trong thời đại 4.0 như hiện nay, công nghệ luôn đổi mới mỗi ngày. Nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực CNTT, bạn cần phải tự cập nhật và học hỏi thêm những kiến thức mới.

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tham gia các dự án thực tế để trao dồi thêm kinh nghiệm. Học mà không đi đôi với hành thì sẽ không thể nào giỏi được đâu bạn nhé!   

3. Sinh viên Công nghệ thông tin không cần chú trọng kỹ năng mềm

Đối với ngành CNTT thì kỹ thuật và kiến thức nền tảng thực sự rất quan trọng. Nhưng điều này không có nghĩa là các bạn nên bỏ lơ việc phát triển các kỹ năng mềm cho bản thân.

Trong bất kì dự án nào, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp đều là hai yếu tố cực kì quan trọng và được đánh giá cao bởi các Tech Lead. Cho dù bạn có là một người giỏi lập trình đến mấy nhưng lại không thể làm việc được với những thành viên khác trong nhóm, không thể truyền đạt ý tưởng của bản thân thì coi như bạn đã không đóng góp được gì cho nhóm của bạn rồi.

4. Sinh viên Công nghệ thông tin luôn được các nhà tuyển dụng săn đón

Đúng là nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT hiện nay đang rất rộng mở. Các bạn có nhiều cơ hội việc làm và lựa chọn hơn trước rất nhiều. Nhưng điều này không có nghĩa là các nhà tuyển dụng sẽ tự tìm đến bạn và mời bạn về làm việc. Họ chỉ làm vậy với những người giỏi nhất, có thành tích và kinh nghiệm dày dặn.

Vì vậy, nếu bạn chỉ là một sinh viên CNTT với thành tích bình thường, không quá nổi bật thì vẫn cần phải chủ động gửi đơn xin việc đến các nhà tuyển dụng.

5. Công nghệ thông tin không dành cho phái nữ

Nếu bạn đang có suy nghĩ rằng CNTT không dành cho nữ giới thì quả thực là 1 sai lầm rất lớn đấy! Tuy phái nữ thường giỏi về mặt xã hội hơn khoa học công nghệ, nhưng không có nghĩa là nữ không thể trở thành một lập trình viên hay kỹ sư phần mềm. Trong ngành CNTT, thì miễn là các bạn có đam mê và nỗ lực thì chắc chắn các bạn có thể thành công.

Không những thế, hiện nay phái nữ thành công trong ngành CNTT không còn là chuyện lạ lẫm nữa. Không ít phái nữ đã trở thành những kỹ thuật viên chuyên nghiệp cho các công ty quốc tế, thậm chí có người còn trở thành CEO của tập đoàn chuyên về công nghệ. Hãy nhớ rằng, chỉ cần bạn có năng lực thì dù bạn là nam hay nữ, cánh cửa thành công sẽ luôn rộng mở chào đón bạn!

6. Cần gì phải học chuyên sâu cho mệt!

Một trong những vấn đề mà các sinh viên CNTT hay mắc phải chính là nghĩ rằng chỉ cần học mỗi thứ một ít là được. Khi đi làm thì các doanh nghiệp sẽ đào tạo chuyên sâu cho mình lại từ đầu. Nhưng sự thật là không doanh nghiệp nào muốn tuyển một người mà họ sẽ phải đào tạo lại từ con số 0 cả! Tuy một số công ty lớn có tổ chức các khóa fresher hàng năm, nhưng họ vẫn sẽ ưu tiên cho những ai có kiến thức chuyên sâu hơn là những bạn chỉ biết mỗi thứ một ít.

Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình và công nghệ được ra đời và không ngừng phát triển. Thay vì học thập cẩm tất cả mọi thứ, tại sao không cố gắng chuyên sâu một lĩnh vực, một ngôn ngữ lập trình hay một công nghệ nào đó. Từ đó các bạn sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm để rút ngắn thời gian học của các lĩnh vực và công nghệ khác.

7. Sinh viên Công nghệ thông tin = Việc nhẹ + Lương cao

Nhiều sinh viên CNTT hiện nay thường quan niệm rằng ngành này rất nhẹ nhàng mà lương lại rất cao. Trên thực tế thì không ai trả lương cao để bạn làm những việc đơn giản cả.

Thường thì những người làm trong ngành IT đều sẽ phải OT (over-time) rất nhiều. Thêm vào đó là deadline rất ngắn, đặc biệt là những lúc đang chạy dự án. Hơn nữa, vì là các công việc có đặc thù kỹ thuật nên rất áp lực, đòi hỏi bạn phải vận dụng đầu óc rất nhiều. Nếu trong quá trình chạy test mà gặp lỗi mà không fix được, bạn thậm chí phải làm ON (overnight) để giải quyết cho xong vấn đề nữa đấy!

Hơn nữa, mỗi ngành nghề và lĩnh vực đều có mức lương khác nhau tuỳ theo vùng miền, kinh nghiệm. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về lương Công nghệ thông tin mới ra trường để có góc nhìn đa chiều hơn.

Tóm lại nếu đã quyết định trở thành sinh viên Công nghệ thông tin, bạn cần phải nỗ lực mỗi ngày để không bị đào thải trong môi trường khốc liệt này!

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
January 13, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Top 3 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam cho sinh viên IT 2021

Top 3 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam cho sinh viên IT 2021

Sinh viên IT mới ra trường phải đối diện với câu hỏi: “Nên xin việc tại đâu?”. Hãy cùng tìm ra câu trả lời với top 3 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam cho sinh viên IT 2021 được nêu ra sau đây. Các công ty này đều mở ra cơ hội phát […]
Kinh nghiệm vượt qua các đề thi trắc nghiệm kiểm thử phần mềm

Kinh nghiệm vượt qua các đề thi trắc nghiệm kiểm thử phần mềm

Theo thống kê tỷ lệ thí sinh vượt qua kì thi kiểm thử phần mềm chỉ chiếm 74%, nó không phải là con số thấp. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách chuẩn bị cho đề thi trắc nghiệm kiểm thử phần mềm thì rất có thể bạn sẽ là một trong số phần trăm […]
Khoa học máy tính học những gì? Chương trình học cụ thể

Khoa học máy tính học những gì? Chương trình học cụ thể

Khoa học máy tính là 1 ngành khá mới lạ trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam. Chính vì thế, những câu hỏi như khoa học máy tính học những gì, học khoa học máy tính ra làm ngành gì… vẫn luôn là chủ đề được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất. […]
Sinh viên học khoa học máy tính ra làm nghề gì?

Sinh viên học khoa học máy tính ra làm nghề gì?

Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đăng ký học khoa học máy tính tại các trường trong và ngoài nước, trải dài từ đại học, cao đẳng đến các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Vậy học ngành này ra có thể làm những nghề gì? Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới […]
Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường ngành IT

Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường ngành IT

Kết thúc 4 năm đại học cũng là lúc những sinh viên mới ra trường cần chuẩn bị sẵn sàng tâm thế và hành trang để bước vào một thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, đối mặt với khó khăn và trải nghiệm cảm giác tự mình tạo ra giá trị cho một […]
Thuật toán là gì? Học thuật toán để làm gì?

Thuật toán là gì? Học thuật toán để làm gì?

Đối với một lập trình viên, học thuật toán là một điều rất quan trọng để định hướng phát triển về sau. Vậy thuật toán là gì? Thuật toán có vai trò gì trong ngành lập trình? Người mới bắt đầu học thuật toán để làm gì? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời chi […]