Định hướng nghề nghiệp là việc vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của bạn trong tương lai. Định hướng đúng sẽ giúp con đường sự nghiệp của bạn thuận lợi nhất. Nếu bạn đang theo học ngành IT, chưa xác định được rõ định hướng cụ thể của mình khi ra trường là làm gì, hãy bỏ túi 5 lưu ý dưới đây nhé.
Mục lục
1. Nghề nghiệp của bạn do chính bạn định hướng
Có rất nhiều sinh viên học trường A, trường B đều là theo định hướng của bố mẹ, rồi khi tốt nghiệp cũng được gia đình định hướng luôn nơi làm việc, vị trí làm việc. Không thể phủ nhận rằng những lời khuyên, sự sắp xếp của bố mẹ dành cho bạn đều chỉ muốn tốt cho bạn. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho bạn mất đi quyền tự quyết cho chính tương lai của mình.
Để có thể theo đuổi đúng đam mê của bản thân, bạn nên tự định hướng nghề nghiệp cho mình ngay từ đầu. Điều này giúp bạn vạch ra được lộ trình để đạt được mục tiêu nghề nghiệp đó. Làm điều mình thích, việc mình đam mê sẽ giúp bạn đặt 100% nỗ lực, tâm huyết vào đó để sớm thành công.
2. Tìm hiểu kỹ về các nghề nghiệp trong lĩnh vực IT
Học IT ra bạn có thể làm rất nhiều nghề khác nhau. Một số nghề nghiệp tiêu biểu, đang là định hướng nghề nghiệp của nhiều người như: lập trình viên, chuyên viên kiểm thử, chuyên viên phân tích dữ liệu, quản trị mạng, chuyên viên an ninh mạng, kỹ sư phần cứng, thiết kế website…
Tuy nhiên, để thành công trên con đường sự nghiệp, bạn cần nắm chắc kiến thức chuyên ngành và có các kỹ năng mềm tương ứng. Muốn có hành trang phù hợp nhất cho sự nghiệp, bạn cần tìm hiểu kỹ về nghề nghiệp mà mình định theo đuổi. Cụ thể các yếu tố cần tìm hiểu bao gồm:
- Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai
- Mức thu nhập trung bình
- Các tiêu chí tuyển dụng
- Các kiến thức, kỹ năng cần có để làm nghề
3. Xác định thế mạnh của mình đối với nghề nghiệp định hướng.
Chọn nghề theo sở thích là một lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét thế mạnh của mình để xem bản thân có khả năng theo đuổi nghề đó hay không.
Đối với sinh viên IT cũng vậy. Khi định hướng nghề nghiệp cho mình, bạn hãy vạch ra các thế mạnh của bản thân. Từ đó, bạn cần tìm hiểu xem thế mạnh đó phù hợp với nghề nghiệp gì, liệu thế mạnh đó có bổ trợ được cho nghề nghiệp của mình trong tương lai hay không.
Chẳng hạn với những bạn đặc biệt giỏi về các con số, đam mê code thì rất phù hợp với nghề lập trình viên. Còn đối với những bạn có óc thẩm mỹ, sáng tạo thì rất có thể sẽ phù hợp với nghề thiết kế đồ họa, thiết kế web…
4. Học thêm các kỹ năng bổ trợ cho nghề
Để làm nghề chuyên nghiệp, ngoài kiến thức được học ở trường, bạn cần học thêm các kỹ năng liên quan. Mỗi một nghề nghiệp cụ thể sẽ có những kỹ năng bổ trợ tương ứng. Bạn có thể tìm hiểu các kỹ năng đó ở những thông tin tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp lớn. Trong đó hiển thị đầy đủ các yêu cầu, tiêu chí về kỹ năng.
Bạn có thể học thêm các kỹ năng ở các khóa học online, offline, các trung tâm đào tạo kỹ năng… Ngoài ra, việc tham gia thực hành, làm cộng tác viên, thực tập sinh IT cũng là cơ hội rất tốt để bạn trau dồi thêm kỹ năng cho mình.
Như vậy, sinh viên IT sau khi tốt nghiệp, dù là theo đuổi nghề nghiệp gì đi chăng nữa cũng cần phải chủ động lên kế hoạch. Và khâu đầu tiên giúp bạn lập kế hoạch chuẩn nhất chính là định hướng nghề nghiệp thật cụ thể, chi tiết. Hãy bỏ túi ngay 4 lưu ý nêu trên để có một sự nghiệp thành công trong tương lại nhé.