Chuyện thực tập #1: Có nên thực tập vì lương?

Một lần, tôi thử bắt chuyện với các bạn sinh viên IT: “Khi đi thực tập, bạn quan tâm nhất điều gì?”. Phải có đến 8/10 bạn bật thốt lên, “Lương chứ chị!” — chắc chắn đến mức khiến tôi ngạc nhiên. 

Tôi tự hỏi, điều gì đã khiến lương (có vẻ) quan trọng đến mức ngay cả sinh viên năm nhất cũng đặt nó lên hàng đầu? Và nếu không phải là lương, thì ta nên để tâm đến điều gì khi đi tìm nơi thực tập, hay xa hơn, là đi tìm việc?

Backend Lead

Lương (thực sự) là gì?

Lương là khoản tiền được trả khi bạn làm một công việc. Bạn đổi sức lao động, giá trị mà mình tạo nên, còn công ty trả tiền để có những giá trị ấy.

Vậy với vị trí thực tập sinh, bạn có thể tạo ra thành quả gì? Thẳng thắn mà nói, gần như không gì cả. Đặc biệt, đối với những khoá training ngắn hạn, cái đích của doanh nghiệp là để đi tìm nhân tố nổi trội trong một lứa sinh viên, hoặc đơn thuần để tăng độ nhận diện với lớp trẻ.

Tôi không cổ xuý việc đi làm không lương — như thế là bóc lột. Bạn nên được trả công xứng đáng, ít nhất cũng đủ tiền xăng xe đi lại, đủ để mời bạn bè vài chầu cà phê. Thế nhưng, quan tâm quá mức đến lương là một mục tiêu không hợp lý, bởi mức lương của thực tập sinh thường không bao giờ đủ để bạn có thể thực sự trang trải cuộc sống.

Vậy nếu không phải vì lương, thì bạn nên đi thực tập để làm gì?

Trước khi bàn thêm, hãy thử nghĩ về một vài viễn cảnh…

  • Nếu “được” làm một công việc mười năm như một nhưng lương cao, bạn có thích không?
  • Nếu một công ty offer bạn mức lương $3,000, đổi lại mỗi ngày bạn chỉ làm một việc là bảo trì code cho một hệ thống lỗi thời, bạn có muốn gắn bó với công việc đó?
  • Sẽ ra sao nếu sếp luôn đặt ra những yêu cầu vô lý, những cái task ngặt nghèo và bạn không bao giờ có cơ hội phản bác?
  • Bạn có muốn một công việc lương cao, nhưng mọi thứ đều phải tự bơi, không ai feedback, chỉ dạy?

Mỗi câu hỏi trên gắn với một khía cạnh của công việc: chuyên môn, tính thử thách, người quản lý, và môi trường làm việc, v.v.. Bạn có thể nghĩ, sao cũng được, lương cao thì qua được hết. Bản thân tôi cũng nhiều khi chép miệng, “Đi làm vì tiền chứ còn vì cái gì?!”. Nhưng nếu có thể, hãy thử hỏi một vài người đã đi làm xem họ từng nghỉ việc vì điều gì. Tôi dám cá rằng, ít nhất một nửa câu trả lời trong số đó sẽ khiến bạn phải bất ngờ.

Nếu không phải lương, thì là gì?

Trước khi đi thực tập, hãy đảm bảo bạn đã hiểu rõ mục tiêu của quá trình này. Nếu chỉ cần đủ tín chỉ ở trường thì tốt thôi, bạn tìm một công việc lương cao, ở một công ty thật tên tuổi để đánh bóng CV cũng được. Nhưng nếu bạn thực sự coi thực tập là bước đầu tiên trong lộ trình phát triển sự nghiệp của mình, hãy thử nghĩ đến một vài khía cạnh khác.

1. Lộ trình đào tạo (Training Program)

Thay vì chỉ đọc những cái tít kiểu Thực tập việc nhẹ lương cao —Môi trường trẻ trung, hoà đồng — Lương up to x,x M rồi vội vã apply, hãy nhìn xem trong quá trình thực tập, họ đào tạo bạn như thế nào. Đó mới là cốt lõi của việc đi thực tập.

Lộ trình đào tạo sẽ quyết định bạn có được học đúng những chuyên môn mình cần hay không, và liệu công việc đó có giúp bạn phát triển kỹ năng, kiến thức hay không. Hãy cố gắng tìm hiểu càng chi tiết càng tốt qua nhiều kênh khác nhau như:

  • tin tuyển dụng
  • website công ty
  • trao đổi trực tiếp trong các buổi phỏng vấn
  • hỏi thăm những người đã đi làm ở công ty đó.

Một lộ trình đào tạo tốt sẽ chỉ ra bạn phải học những gì, yêu cầu đầu ra của từng giai đoạn ra sao, và mentor (người hướng dẫn) của bạn sẽ tham gia thế nào vào quá trình đó. Nhiều người tin rằng chỉ có công ty lớn mới có lộ trình đào tạo rõ ràng và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chịu tìm hiểu và đánh giá công tâm, rất có thể bạn sẽ thấy được những chương trình training tốt từ các công ty vừa và nhỏ khác.

2. Người hướng dẫn (Mentor)

Nếu Training Program cho bạn một con đường thì Mentor chính là người cầm đèn trên con đường đó. Họ là những người đã đi trước, và được tin tưởng để dẫn dắt bạn trở thành đồng nghiệp của mình.

Một buổi training 1:1 với mentor ở Got It

Một chú chim non có thể sẽ không biết bay nếu được nuôi bởi gà mẹ. Việc bạn được dạy như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến cách bạn nhận biết và xử lý các vấn đề trong công việc. Hãy tìm hiểu kỹ về mentor bằng cách trao đổi với HR, hỏi han kỹ càng trong các vòng phỏng vấn để chắc chắn rằng bạn sẽ được đi cùng một người cầm đèn tận tâm.

Trong quá trình training, hãy chủ động hỏi và xin lời khuyên. Bản thân mentor rất có thể đã trải qua vấn đề như bạn, và hỏi đáp chính là cách nhanh nhất để bạn học được kiến thức từ họ.

Ngoài ra, cách mentor xử sự với bạn cũng phần nào phản ánh văn hoá công ty. Đây là vấn đề quan trọng hơn bạn nghĩ, đặc biệt nếu bạn muốn tiếp tục làm việc sau kỳ thực tập. Chẳng ai muốn chôn chân 8 tiếng một ngày ở một nơi khiến mình bức bối đúng không?

3. Văn hoá làm việc (Work Culture)

Văn hoá làm việc là một khái niệm rất rộng, nhưng tôi sẽ chỉ nói đến những điều cần nhất cho một thực tập sinh: tốc độ xử lý, chất lượng công việc, tư duy phát triển, và văn hoá học.

Nếu bạn muốn ở lại sau quá trình thực tập, hãy để tâm đến tốc độ xử lý và chất lượng công việc của team. Nếu một team có văn hoá cố tình làm chậm để “được” OT, làm cẩu thả cho pass test, đến khi bảo trì dính ai thì người đó chịu, không để tâm code đẹp hay xấu thì dù có lương cao đến đâu, bạn cũng nên rời đi trước khi lối làm việc đó huỷ hoại tư duy của bạn.

Tư duy phát triển và văn hoá học cũng là điều đáng lưu tâm. Liệu mọi người trong công ty có cố gắng tối ưu hoá công việc của họ? Mọi người có cố gắng để làm việc một cách hiệu quả và sáng tạo hơn? Là một người trẻ, hãy thả mình vào một môi trường khuyến khích sự phát triển. Có vậy, bạn mới không uổng phí thanh xuân của mình trong những lối mòn, khiến mình thui chột trong khi tất cả mọi người đều đang tiến lên.

<còn tiếp>

Chuyện thực tập #2: Sau training là gì? Nếu không ở lại sau kỳ thực tập thì sao?

Các kỳ sau:

Chuyện thực tập #3: Software Engineering Intern ở Got It nói gì sau training?
Chuyện thực tập #4: Chia sẻ của HTML/CSS Intern ở Got It
Chuyện thực tập #5: Training Program cho Software Engineer ở Got It
Chuyện thực tập #6: Từ thực tập sinh ở Got It, chàng trai 20 tuổi tiến thẳng đến Microsoft và Amazon!

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

Tìm hiểu thêm về Got It tại:

Facebook

LinkedIn

Instagram

Gmail

 

Đăng ký nhận newsletter để không bỏ lỡ các bài viết bổ ích và thông tin mới nhất từ Got It

* indicates required

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
December 18, 2019
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan

Top 3 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam cho sinh viên IT 2021

Sinh viên IT mới ra trường phải đối diện với câu hỏi: “Nên xin việc tại đâu?”. Hãy cùng tìm ra câu trả lời với top 3 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam cho sinh viên IT 2021 được nêu ra sau đây. Các công ty này đều mở ra cơ hội phát […]

Thực tập có lương, những điều bạn cần biết

Đối với các bạn sinh viên, thực tập có lương hay không lương luôn là vấn đề băn khoăn hàng đầu. Liệu bạn có nên đi làm không lương để kiếm thêm kinh nghiệm? Bài viết dưới đây sẽ nêu lên những quan điểm xung quanh vấn đề này. Mục lục1. Các điểm ưu tiên […]

Lương gross bao gồm những gì? Chi tiết cách tính lương gross

Nhiều ứng viên khi deal lương vẫn còn không biết lương gross bao gồm những gì, không biết phân biệt lương gross và lương net khác nhau ở đâu. Đây chính là lý do khiến nhiều ứng viên đặt bút ký hợp đồng mà không hề nhận ra mình đã deal lương thực nhận thấp […]

Lương gộp là gì? Cách tính mức khấu trừ bảo hiểm trên lương

Trong quá trình phỏng vấn, nhiều bạn trẻ không phân biệt được lương gộp là gì, nó khác gì với lương ròng, v.v.. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin cần biết về lương gộp, lương ròng và cách tính mức khấu trừ bảo hiểm dành cho người lao động. Mục lục1. […]

Cách tính lương gross và lương net chi tiết giúp bạn deal lương

Khi deal lương, có rất nhiều ứng viên còn nhầm lẫn giữa lương net và lương gross. Dưới đây là hướng dẫn cách tính lương gross đầy đủ và chi tiết dành cho các ứng viên khi thỏa thuận lương trong buổi phỏng vấn xin việc. Mục lục1. Lương gross là gì?2. Một số quy […]

Cách tính lương Net sang Gross từ A-Z nhanh chóng và chính xác nhất

Lương Net và lương Gross là 2 khái niệm rất dễ lẫn lộn với các bạn sinh viên mới ra trường. Cách tính lương Net sang Gross là một trong những vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm. Vậy lương Net và lương Gross là gì và tính như thế nào? Hãy cùng tìm […]