Nếu ví chinh phục các nhà tuyển dụng là quá trình cưa đổ người mình yêu, thì CV chính là bức ảnh đầu tiên quyết định bạn và người ấy có thể gặp mặt hay mãi mãi nói lời từ biệt.
Trên thực tế, ở Got It chúng mình, chưa đến 50% CV lọt vào mắt xanh của team tuyển dụng. Nếu các bạn là dân IT và đang muốn viết một CV nổi bật để trúng tuyển vào Got It, đừng ngần ngại ghé qua series “Got It Recruitment” để đọc những bài đăng trước nhé. Còn trong bài viết ngày hôm nay, chúng mình sẽ đem đến một số tips nho nhỏ nhưng vô cùng hữu ích khiến CV của bạn không bị loại ngay từ vòng gửi xe dù bạn đang ứng tuyển vào bất kì công ty nào.
Mục lục
1. Career Objective:
Sau phần Personal Data, đây là một mục mở đầu quan trọng dễ bị bỏ lơ bởi nhiều ứng viên. Dù Career Objective không phải là một mục dài nhưng nó quyết định việc CV của bạn có hấp dẫn nhà tuyển dụng tiếp tục đọc tiếp hay không. Để có một Objective như vậy, bạn cần ghi nhớ:
- Viết ngắn và súc tích: Objective nên được tóm gọn trong 1 câu, gồm khoảng 150 từ bởi các nhà tuyển dụng sẽ chỉ dành ra 2–4 phút để đọc nó.
- Tập trung vào nhu cầu của công ty: Thay vì viết về những giá trị bạn sẽ nhận được từ công việc, hãy cho nhà tuyển dụng hiểu những giá trị bạn có thể tạo ra cho công ty để góp phần vào sự phát triển của họ.
- Tránh mơ hồ: Hãy viết một Career Objective cụ thể, mang một màu sắc của riêng con người bạn, tránh ghi chung chung, không rõ ràng.
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo một Career Objective sau đây:
“Hopeful for the position of Software Developer at Got It to turn complex requirement into reliable software that customers and clients will love. Offering solid knowledge of computer science concepts, including data structures and object-oriented designs, and 4 years software developer experience.”
Đây là một Objective thể hiện được đồng thời kĩ năng, kinh nghiệm cá nhân của ứng viên (solid knowledge of computer science, 4 years…experience) cũng như những giá trị mà anh ấy có thể đem đến cho công ty (turn complex requirement into reliable software that customers and clients will love).
2. Education and Qualifications:
Education and Qualifications là một trong các phần chính trong CV xin việc, bởi vậy bạn cũng không nên vì thế mà bất cẩn:
- Đừng liệt kê tất cả: Bạn cần tránh biến CV của mình thành một bảng liệt kê thành tích học tập, thay vào đó, chỉ đề cập đến học vấn và bằng cấp gần nhất với vị trí tuyển dụng. Cùng với đó, với những bạn đang là sinh viên hay mới tốt nghiệp, GPA là một tiêu chí sẽ được quan tâm đến. Ngoài GPA tổng, bạn có thể ghi lại GPA của một vài môn học liên quan tới vị trí bạn ứng tuyển.
- Sắp xếp theo trình tự thời gian: Thông thường, bạn nên viết theo trình tự từ hiện tại ngược về quá khứ, bởi những bằng cấp gần nhất sẽ thường có vai trò quan trọng hơn.
3. Work Experience:
Có thể nói Work Experience là một trong những phần được các nhà tuyển dụng quan tâm nhất, kể cả bạn là một senior đã sành sỏi hay một fresh graduate mới chập chững bước vào nghề.
Với những bạn đã có cho mình bề dày kinh nghiệm, hãy lưu ý những điều sau nếu muốn thu hút sự chú ý:
- Chắt lọc thông tin: Bạn chỉ nên tập trung liệt kê 2–3 kinh nghiệm làm việc nổi bật nhất và quan trọng là chúng cần liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển.
- Định lượng kết quả: Liệt kê cụ thể vị trí, hoạt động và kết quả bạn đạt được. Hãy nhớ rằng bạn cần tập trung vào việc định lượng, chứ không phải đơn thuần mô tả công việc. Chẳng hạn, thay vì viết: “Worked in a programming project”, bạn hãy viết: “Worked as a leader in a programming project with 6 members in 2 months”.
Còn với các sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm, các bạn cũng đừng quá lo lắng vì chúng mình sẽ giúp các bạn ghi điểm với tips sau đây:
- Đừng bao giờ bỏ trống: Đừng ngần ngại điền bất kì kinh nghiệm nào liên quan đến vị trí ứng tuyển bạn có, dù đó chỉ là một hoạt động sinh viên, một project học tập, công việc part-time hay thực tập.
- Học hỏi: Tham khảo CV của những người đi trước hoàn toàn là điều không thừa nếu bạn muốn sở hữu cho mình một CV chuyên nghiệp.
4. Skills:
Hãy ghi nhớ một số tips nhỏ dưới đây để bạn có thể khiến kĩ năng của mình lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng:
- Phân loại kĩ năng: Để sắp xếp kỹ năng theo một trật tự phù hợp và dễ đọc, hãy liệt kê chúng theo các nhóm kỹ năng. Ba kỹ năng chính được quan tâm bao gồm: Kỹ năng chuyên môn; Kỹ năng mềm và Ngôn ngữ.
- Hãy thành thật: Một điều tối kỵ bạn cần tránh xa đó là ghi vào CV những kỹ năng mình không có để tăng độ dài cho phần Skills của mình. Có thể bạn vượt qua vòng CV, nhưng chắc chắn bạn sẽ bị knocked out ngay ở vòng phỏng vấn sau vì gần như “câm lặng” khi bị hỏi về các kỹ năng này.
5. Honors & Awards/Achievements:
Đây là một mục nhỏ nhưng sẽ trở thành một điểm cộng quý giá trong mắt các nhà tuyển dụng. Nếu bạn có bất kì một giải thưởng hay chứng nhận nào, đừng ngần ngại “khoe” chúng ra với các nhà tuyển dụng nhé!
Trên đây là 5 mục chính trong một CV cùng với những tips hữu ích Got It muốn mang đến để các bạn có thể thành công trong bước đầu “cưa đổ” nhà tuyển dụng của mình. Sau khi đọc bài viết này, chúng mình hy vọng các bạn sẽ không còn mang trong mình nỗi ám ảnh bị loại khỏi vòng ứng tuyển chỉ vì CV nữa. Hãy bắt tay tạo cho mình một CV mang đậm dấu ấn cá nhân của riêng mình nhé!
Bạn có thể xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.
Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.
Tìm hiểu thêm về Got It tại:
Like!! I blog frequently and I really thank you for your content. The article has truly peaked my interest.