Nói chuyện với nhiều sinh viên từng ứng tuyển vào Got It, chúng mình nhận thấy phần lớn các bạn còn rất mông lung về hướng đi của mình. Không khó để biết rằng khi còn đi học, mình nên đi thực tập hoặc tham gia vào nhiều cuộc thi, cày nhiều project để có thêm kỹ năng, kiến thức.
Nhưng sau đó thì sao?
Thực tập xong thì làm gì?
Trong 3 năm, 5 năm hay 10 năm nữa, bạn muốn trở thành ai?
Đáng tiếc rằng, những câu hỏi trên, không phải bạn trẻ nào cũng có câu trả lời.
Dành cả thanh xuân để dùi mài kinh sử trên giảng đường, chắc hẳn ai cũng mong muốn có một tương lai xán lạn. Vậy nên ở bài viết này, chúng mình muốn giúp bạn vẽ nên tương lai ấy, bằng cách đưa ra những nét quan trọng nhất về lộ trình phát triển của một Software Engineer. Mong rằng sau khi đọc bài viết này, bạn có thể xác định được vị trí hiện tại của bản thân, cũng như biết cách chuẩn bị cho tương lai của mình.
1. Intern/Trainee Software Engineer
- Định nghĩa: Intern (thực tập sinh) thường là vị trí cho các bạn sinh viên từ năm 2, năm 3 trở lên có thể vừa học vừa làm (part-time) hoặc đi làm toàn thời gian (full-time). Thời gian cho vị trí thực tập sinh thường kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm, tuỳ từng công ty và từng vị trí.
- Yêu cầu: Với vị trí này, nhà tuyển dụng thường quan tâm đến 2 yếu tố:
> Nền tảng — phần quan trọng nhất — là các kiến thức chuyên ngành mà bạn học được ở trường. Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi và tình huống để kiểm tra xem liệu bạn có thể đáp ứng yêu cầu của vị trí ứng tuyển hay không.
> Tiềm năng cũng là một yếu tố quan trọng không kém, thường được đánh giá dựa trên suy nghĩ logic, khả năng giải quyết vấn đề, tư duy lập trình, cũng như thái độ và mục tiêu trong công việc của bạn.
- Công việc: Nhiệm vụ của Intern thường là code các module đơn giản, fix bugs, tìm hiểu về các sản phẩm, project của công ty dưới sự hướng dẫn của các tiền bối đi trước. Nhiều công ty sẽ tạo ra những server hoặc sản phẩm riêng cho Intern tự “mò mẫm”, cũng có những công ty như Got It cho phép bạn tự mình tham gia xây dựng sản phẩm chân chính. Ở giai đoạn này, nếu chịu khó học hỏi và “lăn xả”, bạn sẽ góp nhặt được rất nhiều kinh nghiệm quý giá đấy!
Tìm hiểu thêm về Intern ở Got It tại: vn.got-it.ai/internship.html hoặc bit.ly/gotit-intern.
2. Fresher/Junior Software Engineer
- Định nghĩa: Fresher/Junior Software Engineer có thể hiểu là vị trí dành cho sinh viên mới tốt nghiệp hoặc mới bắt đầu công việc, chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Yêu cầu: Trong buổi phỏng vấn, một Fresher cần phải nắm chắc kiến thức chuyên môn và biết cách vận dụng vào thực tế. Trước khi đi phỏng vấn ở bất cứ đâu, hãy chắc rằng bạn đã ôn tập kỹ các kiến thức về:
> Computer Science background: Data Structure & Algorithms, Object Oriented Programming, Design Patterns, Databases, Networking, Operating Systems
> Programming languages: JavaScript, Python, C, C++…
> Databases: MySQL/NoSQL (Redis, MongoDB)/SQL Server
> Operating System: Ubuntu/CentOS/Linux
- Công việc: Khác với Intern, bạn sẽ được giao nhiều “trọng trách” hơn, ví dụ như đảm đương hẳn một project với tư cách là một nhân viên chính thức. Giờ đây, bạn phải sẵn sàng học cách chịu trách nhiệm chính và hoàn thành các deadline. Được tự mình tạo nên một website chắc chắn sẽ làm cho bạn hứng thú phải không nào?
Nếu bạn đang là một sinh viên IT mới tốt nghiệp và đang tìm kiếm việc làm, hãy thử sức mình với những cơ hội ở Got It nhé: bit.ly/gotit-newgraduates
3. Software Engineer
- Định nghĩa: Software Engineer thường dùng để chỉ các bạn Engineer đã đi làm khoảng 2 năm trở lên với nhiều kỹ năng và kiến thức liên quan đến công việc thực tế.
- Yêu cầu: Ngoài những yêu cầu như với Fresher, nhà tuyển dụng còn mong muốn ở bạn nhiều kinh nghiệm thực tế hơn, cùng kỹ năng tổ chức và giải quyết công việc, khả năng tự học và phát triển bản thân, cũng như các kỹ năng mềm khác như: làm việc nhóm, giao tiếp, trình bày và teamwork.
- Công việc: Một Software Engineer sẽ đảm đương nhiều công việc với độ phức tạp cao hơn, ít sự giám sát và hướng dẫn của Senior hơn so với Junior Software Engineer. Cụ thể, bạn sẽ tham gia vào những module phức tạp hơn, được đóng góp nhiều hơn vào việc phát triển sản phẩm, và thậm chí là làm mentor cho các bạn Intern hoặc Junior.
Got It đang nóng lòng đón thêm những thành viên mới cho team Engineer với các vị trí: Backend Engineer và Frontend Engineer.
Trên đây là những nấc thang đầu tiên trong đường đời của một Software Engineer. Bạn đã thấy bớt mông lung chưa? Hay vẫn đang choáng ngợp về chặng đường phía trước?
Liệu bạn có tò mò rằng: điều gì đang chờ mình đằng sau những cột mốc kể trên? Vậy thì hãy đón đọc Phần 2 — Career Path: Từ Senior Software đến Software Architect và Product Manager để hiểu thêm về những hướng phát triển tiếp theo của một Software Engineer.
[…] Tham khảo lộ trình sự nghiệp dành cho Software Engineer. […]