Tìm hiểu những tiêu chí đánh giá thái độ làm việc

Hoạt động đánh giá nhân viên là hoạt động thường niên của đa số doanh nghiệp, tổ chức. Doanh nghiệp sẽ dựa tiêu chí đánh giá thái độ làm việc để đánh giá tình trạng của từng cá nhân. Từ đó biết được đâu là người nhân viên xuất sắc. Vậy có những tiêu chí đánh giá nào? Cùng khám phá qua bài viết dưới đây. 

1. Mục đích của việc đánh giá nhân viên?

Vào mỗi tháng, quý hoặc năm các doanh nghiệp thường có những đợt đánh giá nhân viên. Vào mỗi đợt đánh giá, doanh nghiệp sẽ xem xét mức độ hoàn thành công việc, hiệu quả công việc của nhân viên. Đây là việc làm quan trọng nhằm chọn lọc ra những nhân viên xuất sắc, có thái độ làm việc tốt và xứng đáng khen thưởng. 

Tại sao phải đánh giá nhân viên
Tại sao phải đánh giá nhân viên

Nếu nhân viên có thái độ làm việc không tốt, thường xuyên chậm deadline, vô trách nhiệm, thường xuyên vi phạm quy định hoặc không nghiêm túc với công việc, quản lý sẽ phải xem xét khiển trách và trừng phạt. Những đợt đánh giá nhân viên là dịp để nhà quản lý có thể xem xét lại hệ thống nhân lực hiện có để kịp thời có những điều chỉnh giúp doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. 

2. Những tiêu chí đánh giá thái độ làm việc

Để đánh giá nhân viên một cách chính xác và khách quan, nhà quản lý có thể dựa vào thái độ làm việc. Kỹ năng chuyên môn có thể trau dồi và đào tạo theo thời gian nhưng nếu thái độ làm việc của nhân viên không tốt ngay từ đầu thì rất khó để thay đổi. 

Những tiêu chí đánh giá thái độ làm việc

Nhà quản lý nhân lực có thể đánh giá nhân viên thông qua thái độ làm việc. Những tiêu chí đánh giá thái độ làm việc phải kể đến là:

Trung thực

Những nhân viên tốt luôn trung thực trong việc báo cáo, thực hiện những kế hoạch được giao phó. Họ sẽ không lẩn tránh vấn đề hoặc đưa ra nhiều lý do để bào chữa cho những lỗi sai của bản thân. Họ sẵn sàng học hỏi, trung thực không giấu giếm sự non kém trong chuyên môn. Trung thực là đức tính quan trọng giúp nhân viên đi xa và thành công hơn trong tương lai. Doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh nếu có những nhân viên như vậy. 

Nhiệt tình

Nhân viên có thái độ tốt còn rất nhiệt tình trong công việc, không ngại xử lý những vấn đề khó và phức tạp. Những nhân viên có thái độ nhiệt tình trong công việc thường có hiệu suất làm việc rất tốt, không ngại khó. Họ còn sẵn sàng tăng ca để xử lý những vấn đề phát sinh bất ngờ. 

Tôn trọng người khác

Ngoài ra, nhân viên tốt luôn có sự tôn trọng dành cho cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng. Những người này không hành xử lỗ mãng, họ biết đâu là điểm dừng. Thái độ làm việc của những nhân viên này khá nghiêm túc, không cục cằn và thô lỗ.

Cẩn thận

Muốn có kết quả làm việc tốt đòi hỏi bạn phải thật sự cẩn thận và tỉ mỉ. Người luôn cẩn thận và xử lý một cách vấn đề triệt để sẽ được nhà quản lý coi trọng. Họ cũng nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm không chỉ của cấp trên mà còn cả đồng nghiệp. Sự cẩn thận không chỉ mang lại hiệu quả công việc tốt mà còn rèn cho bạn thói quen tốt trong cuộc sống. 

Nhìn chung, mỗi cá nhân đều cần xây dựng cho mình thái độ làm việc nghiêm túc thì mới có thể tiến xa trong sự nghiệp và được cấp trên trọng dụng, tin tưởng. Những tiêu chí đánh giá thái độ làm việc được chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn kịp thời điều chỉnh, xây dựng cho mình thái độ tốt nhất để thành công trong tương lai. 

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 04, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Cơ hội việc làm

Frontend Lead

Engineering
Các bài viết liên quan
Phương pháp đọc hiệu quả

Phương pháp đọc hiệu quả

Đọc sách là một hình thức tập thể dục cho não bộ, giống như việc chúng ta chơi thể thao hay chạy bộ vậy. Sau một quá trình rèn luyện, chúng ta sẽ có được cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và tinh thần thoải mái hơn. Bộ não được vận động thường xuyên sẽ […]
5 lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh

5 lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh

Có thể bạn đã biết việc áp dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình là điều cực kỳ quan trọng khi thuyết trình. Nhưng liệu bạn có biết rằng không phải cử chỉ nào của cơ thể cũng là tốt không? Có khá nhiều cử chỉ được coi là lỗi trong thuyết trình. Cùng […]
Tư duy lập trình là gì? 5 phương pháp rèn luyện tư duy lập trình

Tư duy lập trình là gì? 5 phương pháp rèn luyện tư duy lập trình

Tư duy lập trình là gì? Làm thế nào để có tư duy lập trình? Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bạn khi lần đầu làm quen với lập trình. Để giải đáp điều này, trong bài viết dưới đây, Got It sẽ cung cấp cho các bạn cách hiểu đầy đủ […]
5 kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cho dân IT

5 kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cho dân IT

Ngoài năng lực và kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cũng là điều không thể thiếu khi làm việc. Tất nhiên, đã là kỹ năng thì không phải ai cũng nghiễm nhiên là có mà phải được rèn luyện trong cả quá trình. Để Got It “mách” cho […]
Phương pháp tư duy: Phương pháp nào là tốt nhất?

Phương pháp tư duy: Phương pháp nào là tốt nhất?

Các phương pháp tư duy luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người. Không chỉ những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường mà cả những người đi làm cũng quan tâm đến điều này. Phương pháp nào là tốt nhất? Hãy cùng Got It tìm hiểu về các phương […]
10 cách rèn luyện tư duy hiệu quả

10 cách rèn luyện tư duy hiệu quả

Não điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, có nghĩa là mọi hoạt động tư duy của chúng ta đều do não thực hiện. Nếu bạn muốn luyện tư duy cho não, hãy thử ngay 10 cách rèn luyện tư duy sau nhé. Mục lục1. Xếp hình2. Chơi bài3. Học từ vựng4. Nhảy 5. […]