To-do list cho người mới đi làm

Hai năm đầu đi làm có thể ví như những nét bút đầu tiên trên con đường sự nghiệp của bạn. Bạn sẽ có những va vấp đầu đời, có những lần nhận ra mình chẳng là ai và còn quá nhiều điều cần học hỏi, dù ở trường thành tích có bết bát hay xuất sắc đến đâu. Đó cũng là khoảng thời gian bạn được (và nên) học hỏi, tiến bộ một cách nhanh chóng nhất, nếu có được một môi trường tốt và một hướng đi đúng đắn.

Vậy thế nào là một hướng đi đúng đắn, có thể khiến bạn “thay da đổi thịt” chỉ sau 1-2 năm đi làm? Got It gợi ý cho bạn một to-do list tối giản nhưng vô cùng hiệu quả chỉ với 04 điều sau. 

1. Tập thói quen ghi chép công việc, thành tích của mình

Từ những ngày đầu tiên, hãy tập cho mình thói quen ghi lại những đầu việc bạn đang làm, phương pháp mà bạn áp dụng, và nhất là kết quả, thành tích của các công việc đó. Đầu tiên, chúng sẽ giúp bạn không còn phải lo lắng về buổi đánh giá (performance review) sau kì thực tập hay thử việc, bởi khi đó, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là tổng hợp lại các ghi chép có sẵn mà thôi. Thứ hai, cách này sẽ giúp bạn thấy rõ từng bước những tiến bộ của bản thân, và biết được đâu là thế mạnh của mình. 

Hãy ghi tất cả những đóng góp chính mà bạn làm được trong team, những con số, dữ liệu cho thấy thành quả công việc của bạn, cố gắng đừng bỏ qua bất cứ thứ gì dù nhỏ nhặt đến đâu. Để hàng ngày, dù ta có bị cuốn theo công việc trước mắt thì bạn vẫn luôn có những dòng ghi chú để nhận ra, hoá ra mình đã bứt phá và trưởng thành hơn rất nhiều đấy!

2. Đưa ra quyết định, đề xuất dựa trên dữ liệu

Bạn làm gì nếu rất muốn đưa ra một ý kiến, nhưng lại sợ không thuyết phục được cấp trên? Hay bạn từng đưa ra rất nhiều sáng kiến, nhưng cũng bị bác bỏ nhiều lần? Khi đó, data-driven rất có thể là sẽ phương pháp “cứu cánh”, thậm chí thay đổi hoàn toàn công việc của bạn!

Data-driven decision making (DDDM) hay Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, là một quá trình mà ở đó, mọi quyết định được đưa ra đều dựa trên các dữ liệu liên quan (ví dụ dữ liệu từ KPIs, hay các mục tiêu với con số cụ thể; dữ liệu từ việc phân tích các xu hướng và dấu hiệu liên quan; dữ liệu từ các chu kỳ, phiên bản trước đó của sản phẩm,…). 

Phương pháp này sẽ giúp bạn tư duy một cách logic hơn, loại bỏ yếu tố cảm tính, cũng như giúp ý kiến của bạn có tính thuyết phục hơn khi trình bày trước cấp trên hoặc khi làm việc nhóm. Vì vậy, hãy học cách đặt và trả lời cho câu hỏi: “Ý kiến này được đưa ra dự trên dữ liệu gì?” nhé.

3. Đặt câu hỏi một cách cầu thị

Hiển nhiên, ai cũng biết học đi đôi với hỏi, muốn học được nhiều thì nên hỏi nhiều. Thế nhưng, hỏi thế nào để hiệu quả thì không hề đơn giản. Với người mới đi làm, có hai sai lầm bạn rất nên tránh:

Đừng hỏi khi chưa tìm hiểu gì

Người mới đi làm sẽ dễ mắc lỗi này vì suy nghĩ “mới vào thì không được quyền tìm hiểu sâu”, “hỏi cho đỡ mất thời gian”, hay đơn giản là do… lười. Có thể ở những lần đầu, mentor hoặc người quản lý trực tiếp sẽ giảng giải cho bạn, nhưng về lâu dài, việc này sẽ rất mất thời gian và gây ra tác phong thụ động. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ của bạn với đồng nghiệp trong công ty. 

Đừng hỏi khi đã có câu trả lời chắc chắn

Ngược lại với trường hợp 1, ở đây bạn đã có sẵn cho mình một câu trả lời rồi, chỉ hỏi lại để cho chắc, nhưng khi đối phương đưa ra một đáp án khác, bạn lại khăng khăng không chấp nhận. Trường hợp này sẽ rất dễ gây mâu thuẫn, thậm chí tranh cãi trong team.

Vậy thế nào là một câu hỏi cầu thị? Hãy đảm bảo bạn đã tìm hiểu cặn kẽ vấn đề, và luôn trong tâm thế lắng nghe, tiếp thu từ người khác. Bạn vẫn có thể lập luận để phản bác nếu cần, nhưng hãy nhớ rằng mục tiêu cuối cùng chính là “CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG”, chứ không phải là cái tôi của bất kì ai.

4. Lập ra “SMART GOALS” cho bản thân

SMART là một nguyên tắc rất phổ biến giúp định hình, thiết lập mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Mỗi chữ cái trong từ này đại diện cho một khía cạnh như:

  • S – Specific (Cụ thể)
  • M – Measurable (Có thể đo lường)
  • A – Achievable (Khả thi)
  • R – Realistic (Thực tế)
  • T – Timely (Thời gian cụ thể)

Để dễ hình dung hơn, bạn có thể đặt các câu hỏi tương ứng như sau:

Cụ thể (S-Specific)

  1. Bạn muốn đạt được mục tiêu gì?
  2. Vì sao bạn muốn đạt được mục tiêu đó? 
  3. Mục tiêu đó có những đặc điểm cụ thể nào?

Càng miêu tả cụ thể, bạn càng dễ hình dung những gì mình cần làm để đạt được mục tiêu của mình.

Có thể đo lường (M-Measurable)

  1. Mục tiêu đó có thể được đo lường bằng phương pháp nào?
  2. KPIs để đạt được mục tiêu đó là gì?

Khi có phương pháp và con số cụ thể để đo lường, mục tiêu của bạn sẽ hiện lên một cách rõ ràng hơn. Bạn sẽ biết chính xác đâu là giới hạn mình nhắm đến.

Khả thi (A-Achievable)

  1. Có ai đã từng đạt được những mục tiêu tương tự chưa?
  2. Bạn có nguồn lực (kỹ năng, kiến thức, thời gian, tiền bạc…) để đạt được nó không?

Mục tiêu quá xa vời sẽ là gánh nặng khiến bạn stress trong vô vọng, còn mục tiêu quá dễ dàng thì dễ nản lòng. Tính khả thi chính là bài toán để bạn biết được đây có đúng là thứ mình nên theo đuổi hay không,

Thực tế (R-Realistic)

  1. Việc hoàn thành mục tiêu sẽ đem đến cho bạn lợi ích gì?
  2. Việc bỏ ra nguồn lực như ở yếu tố A-Achievable có đáng so với lợi ích nó đem lại không?
  3. Mục tiêu này có phù hợp với định hướng lâu dài của bạn không?

Có rất nhiều thứ bạn có thể làm (khả thi) nhưng chưa chắc đó đã là cái bạn thực sự cần (thực tế). Hãy nghĩ về ý nghĩa, tác dụng, lợi ích của việc hoàn thành mục tiêu trước khi đi đến bước tiếp theo nhé.

Thời gian cụ thể (T-Timely)

  1. Bạn cần bao lâu để hoàn thành mục tiêu?
  2. Bạn nên bắt đầu vào lúc nào?
  3. Thời gian để hoàn thành mục tiêu có hợp lí không? Có xung đột gì với các kế hoạch khác không?

Thời gian cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, bởi mỗi chúng ta đều chỉ có từng ấy thời gian. Việc bạn sử dụng nó thế nào, nhanh chậm ra sao không chỉ tác động đến hiệu quả công việc, mà thậm chí còn là yếu tố bước ngoặt tạo nên thành công. 

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
September 10, 2020
Share this post to:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Cơ hội việc làm

Frontend Lead

Engineering
Các bài viết liên quan
Cơ hội có 1-0-2: Gặp gỡ AI expert hàng đầu thế giới, trở thành world-class engineers!

Cơ hội có 1-0-2: Gặp gỡ AI expert hàng đầu thế giới, trở thành world-class engineers!

Nếu là độc giả thân thiết của Got It, ắt hẳn bạn đã biết đến đợt tuyển dụng lớn nhất năm của chúng mình – Code Your Impact 2023! Dù mới khởi động được 2 tuần nhưng Got It đã nhận được sự quan tâm từ đông đảo các bạn ứng viên cho vị trí […]
Phương pháp đọc hiệu quả

Phương pháp đọc hiệu quả

Đọc sách là một hình thức tập thể dục cho não bộ, giống như việc chúng ta chơi thể thao hay chạy bộ vậy. Sau một quá trình rèn luyện, chúng ta sẽ có được cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và tinh thần thoải mái hơn. Bộ não được vận động thường xuyên sẽ […]
Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Cơ hội mới dành cho ai không biết lập trình, ghét việc “bàn giấy"!
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Chìa khoá ôn tập giúp bạn “công phá” vòng phỏng vấn QA Engineer tại Got It
Gợi ý tài liệu tự học các ngôn ngữ lập trình web phổ biến miễn phí

Gợi ý tài liệu tự học các ngôn ngữ lập trình web phổ biến miễn phí

Thay vì vội vàng đăng ký các chương trình học mất tiền, bạn hãy tham khảo ngay những tài liệu tự học các ngôn ngữ lập trình web phổ biến miễn phí được Got It gợi ý dưới đây. Các ngôn ngữ được nhắc đến trong bài bao gồm HTML, CSS và JavaScript – chìa […]
5 bài tập lập trình Python giúp bạn rèn luyện kỹ năng

5 bài tập lập trình Python giúp bạn rèn luyện kỹ năng

Sau khi nhận được nhiều yêu cầu từ bạn đọc về chủ đề “bài tập lập trình Python”, Got It đã sưu tầm những bài tập Python thực sự giúp các bạn đang học ngôn ngữ này, hoặc những người đang làm việc liên quan đến nó, hiểu được cách mà Python hoạt động. Bài […]