5 việc kỹ sư phần mềm cần làm để trở thành ứng viên nổi bật

Ngoài các ngành kinh tế, ngành công nghệ cũng đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19 do sự xáo trộn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Điển hình nhất, ta có thể thấy tác động của dịch bệnh lên thánh địa công nghệ Silicon Valley khi hơn 23,000 nhân sự mất việc ở Bay Area và các khu vực lân cận kể từ ngày 11/3 (Theo Layoffs.fyi). Tại Việt Nam, sự sụt giảm trong nhu cầu của các thị trường như phương Tây, Nhật Bản có thể khiến nhiều kỹ sư phần mềm mất việc và do dự không dám tìm việc mới.

Thực chất, bạn chớ nên vội hoang mang! Thay vì ngồi im một chỗ và lo sợ, việc của bạn cần làm là tận dụng khoảng thời gian khó khăn này để chuẩn bị các tiền đề vững chắc khiến bản thân trở nên nổi bật so với các ứng viên khác. Dưới đây, Got It xin được gợi ý chi tiết những việc một kỹ sư IT nên làm để có thể nắm chắc phần thắng trong “cuộc chiến” tuyển dụng này. Bắt đầu thôi!

1. Cải thiện profile của bạn

Theo thống kê của Glassdoor, nếu một công ty nhận được 250 hồ sơ, sẽ chỉ có 4–6 người được gọi đến phỏng vấn và một ứng viên cuối cùng trúng tuyển.

Con số này đủ cho thấy vòng đua đầu tiên đã vốn khốc liệt thế nào. Vì vậy, bạn nên chăm chút lại profile của mình trước khi vội vàng apply thật nhiều nơi. Cụ thể, dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý để ba loại profile cần thiết với một kỹ sư phần mềm (CV, LinkedIn, GitHub) trở nên nổi bật giữa hàng ngàn ứng viên khác.

1.1. CV (Resumes)

Trước hết, một CV tiêu chuẩn cho software engineers thường bao gồm 6 phần (Thông tin cá nhân, Học vấn, Kinh nghiệm làm việc, Dự án cá nhân, Kỹ năng chuyên ngành, Các hoạt động và giải thưởng), được định dạng PDF và không dài quá 1 trang.

Để trình bày các thông tin đó một cách súc tích và mạch lạc, bạn nên sử dụng bullet points (gạch đầu dòng) để liệt kê và sử dụng những tính từ như “proficient — familiar” thay cho các biểu đồ để mô tả kỹ năng. Đặc biệt, trong lĩnh vực IT, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy ấn tượng hơn nếu bạn trình bày về kinh nghiệm của mình theo một cấu trúc rõ ràng: “Accomplished X measured by Y by doing Z” (được gợi ý bởi Google).

> Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết từng bước và tham khảo các template CV cho software engineer, hãy đọc bài viết này nhé!

1.2. LinkedIn

Để lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng, bạn cần hoàn thiện 100% tài khoản của mình (bao gồm Header, Background, Skills & Endorsements, Accomplishments, Additional Information) bởi LinkedIn có thuật toán khiến các tài khoản này đứng ở thứ hạng cao hơn. Đặc biệt, bạn cần tận dụng tối đa việc sử dụng từ khoá trên LinkedIn. Các nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào các từ khóa liên quan đến tech stack, công việc hay con số để lựa chọn các ứng viên nổi bật.

Các từ khoá cần được tận dụng triệt để khi bạn nhập thông tin cho mục “Experience”

Khác với CV, bạn không cần lo lắng quá nhiều về độ dài của profile LinkedIn mà có thể ghi lại chi tiết quá trình làm việc và học tập. Bạn chỉ cần ghi nhớ không được bỏ sót bất kỳ thông tin nào có trong CV trên trang LinkedIn của mình.

> Để nắm tận tường các bước thiết lập một tài khoản LinkedIn chỉn chu, bạn hãy đọc bài viết: LinkedIn — vũ khí bí mật khi tìm việc online.

1.3. GitHub

GitHub là một công cụ phổ biến với lập trình viên để lưu trữ các dự án mã nguồn mở, từ đó giúp nhà tuyển dụng có một hình dung rõ ràng hơn về khả năng của bạn thay vì chỉ dựa vào CV. Trên thực tế, Got It đã thấy nhiều ứng viên ngó lơ loại profile này.

Chắc chắn rằng, chất lượng code chính là phần quan trọng nhất trên trang GitHub của bạn. Hãy đảm bảo bạn code theo quy chuẩn và biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ để đảm bảo chất lượng code. Ngoài ra, bạn sẽ dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn nếu mô tả rõ ràng các dự án và tận dụng các tính năng của GitHub để thể hiện khả năng quản lý dự án của mình.

> Các công cụ và tính năng hỗ trợ đó là gì? Đọcbài viết chi tiết về GitHub tại đâynhé!

Cuối cùng, đừng quên đưa cả ba loại profile này vào hồ sơ ứng tuyển nhé. Chắc chắn đây sẽ là bộ vũ khí đắc lực giúp bạn ghi điểm đặc biệt với các nhà tuyển dụng đó!

2. Xây dựng và mở rộng các mối quan hệ trong ngành

Dù ở bất kể giai đoạn nào, việc phát triển các mối quan hệ trong ngành nghề luôn mang đến bạn nhiều lợi ích. Bạn sẽ có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm và trao đổi kiến thức với các đàn anh, đồng nghiệp khác, từ đó tích lũy thêm nhiều tips & tricks để cải thiện bản thân nhanh chóng. Bên cạnh đó, thay vì chỉ theo dõi các công ty, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều việc làm mới mẻ và phù hợp với bản thân khi được những người khác chia sẻ hay gợi ý.

Khi các hoạt động offline đều phải tạm ngừng do dịch, các cộng đồng trực tuyến chính là nơi bạn có thể bắt đầu. Dưới đây là một số cộng đồng Got It muốn gợi ý đến bạn:

2.1. freeCodeCamp Hanoi

freeCodeCamp là một website học lập trình miễn phí với những giáo trình chất lượng. Cùng với đó, bạn có cơ hội trao đổi và học hỏi từ nhiều experts cùng developers trên toàn thế giới tại các chatroom ở Gitter, forum và cả các cộng đồng nhỏ tại địa phương như freeCodeCamp Hanoi. Hiện tại group Facebook đã có gần 3,500 thành viên, thường xuyên trao đổi về cách hoàn thành tốt các khoá học, kiến thức cơ bản về khoa học máy tính (cấu trúc dữ liệu, thuật toán, mạng…) đến các kỹ năng mềm (phỏng vấn, xin việc…).

2.2. Facebook Developer Circle: Hanoi

Facebook Developer Circles Vietnam tổ chức sự kiện

Developer Circles là chương trình được Facebook thiết kế để tạo ra các cộng đồng theo địa phương cho các developers. Ngoài Hà Nội, bạn cũng có thể tham gia hai cộng đồng chính thức còn lại ở Việt Nam là Facebook Developer Circle: Ho Chi Minh và Facebook Developer Circle: Da Nang. Các cộng đồng này hoạt động nhằm mục đích giáo dục và tổ chức diễn đàn về nhiều chủ đề được các nhà phát triển phần mềm quan tâm nhất tại một thị trường cụ thể.

2.3. Forum Machine Learning cơ bản

Ngoài những cộng đồng dành cho lập trình viên nói chung, bạn cũng có thể tham gia vào các diễn đàn về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Forum Machine Learning cơ bảnlà một group thảo luận về Machine Learning, AI được nhiều kỹ sư phần mềm tin tưởng. Diễn đàn đã có tới hơn 40,000 thành viên với tần suất trao đổi thường xuyên và nhiều bài viết với content chất lượng, bổ ích.

Chắc chắn rằng, việc chủ động kết nối với nhiều người, mạnh dạn chia sẻ các quan điểm và câu chuyện của bản thân sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội cho mình. Nếu bạn biết đến cộng đồng nào đang phát triển khác, hãy chia sẻ với Got It dưới bài viết này nhé!

3. Lập danh sách các công ty, vị trí muốn ứng tuyển và tracking sheet

Trước khi thực sự bắt tay vào công cuộc ứng tuyển, bạn cần liệt kê lại rõ ràng các công ty, vị trí và tạo ra một danh sách để cập nhật quá trình xin việc của mình. Khi bạn đang apply nhiều công ty một lúc, bước triển khai này sẽ giúp bạn kiểm soát được tiến độ của mình, không bỏ sót các lịch hẹn quan trọng và thực hiện tốt công việc follow-up với nhà tuyển dụng để thể hiện tác phong chuyên nghiệp. Công cụ này thường biết đến với cái tên “Job Application Tracker”, được gợi ý bởi rất nhiều nhà tuyển dụng. Dưới đây là các bước đơn giản để bạn lập một spreadsheet cho mình:

3.1. Pre-interview

Đầu tiên, bạn điền list công ty, vị trí mình chuẩn bị ứng tuyển qua 4 mục: “Company”, “Role Title”, “Link to Job Advert” và “Date Job Was Found”. Sau đó, bạn cập nhật tình trạng “Apply” và tiến độ tìm hiểu về công ty đó qua mục “Do research”. Khi nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng sau khi gửi CV, đừng quên bước gửi follow-up email và ghi chú lại trong sheet của mình.

3.2. Interview

Với những vị trí bạn trúng tuyển vào vòng phỏng vấn, hãy cập nhập tiếp tiến độ ở các cột bên phải của sheet. Theo sát đầy đủ các bước: Thực hiện phỏng vấn (Do Interview); gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn (Send a Thank You Note) và gửi follow-up email khi nhận phản hồi từ công ty (Send a Follow-up Email).

Tương tự như vậy, bạn có thể add thêm các cột bên phải để theo dõi tiến độ cho các vòng tuyển dụng tiếp theo của mình.Hãy đảm bảo rằng bạn không bỏ sót bất kỳ deadline nào và sắp xếp các đầu việc một cách hợp lý, có tổ chức.

Tải miễn phí template Job Application Tracker tại đây.

4. Phát triển kỹ năng chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công ty

Nhà tuyển dụng không tìm kiếm ứng viên trên diện rộng, họ cần tìm kiếm những người phù hợp với mục tiêu phát triển. Đó là lý do vì sao bạn cần tìm hiểu rõ Job Description (JD) của các công ty trong wishlist của mình để biết khả năng hiện tại của mình có đáp ứng được đúng nhu cầu của họ hay không. Từ những yêu cầu của công việc ấy, hãy xác định đâu là những kiến thức, kỹ năng mình cần cải thiện và tập trung vào việc trau dồi, phát triển nó. Kỹ sư nhà Got It đã chia sẻ một số phương pháp và nguồn học hiệu quả giúp bạn có thể nâng skill nhanh chóng như:

4.1. Tham gia các khóa học online

Đây là cách thức quen thuộc và khá bài bản khi bạn có một giáo trình chi tiết và được thực hành dựa trên những kiến thức đã học. Một số website học lập trình miễn phí với chương trình đào tạo cực chất lượng có thể được kể đến như freeCodeCampW3SchoolsTutorialspointCoursera hay Khan Academy. Để tìm hiểu rõ hơn điểm nổi bật và giáo trình của mỗi website này, bạn có thể đọc thêm tại bài viết: Top 5 website tự học lập trình miễn phí.

4.2. Đọc sách về lập trình

Sách vẫn luôn là nguồn kho báu quý giá giúp bạn có thể khai sáng và cải thiện tư duy lập trình. Nếu muốn trở thành một lập trình viên giỏi, bạn nhất định phải bỏ túi đủ cả 8 bảo bối dưới đây:

Đọc thêm về chi tiết nội dung 8 cuốn sách này.

Đặc biệt, trong mùa dịch, có rất nhiều nguồn tài liệu chính thống và nổi tiếng được mở hoàn toàn miễn phí như tủ sách giáo khoa phí từ ĐH Cambridgetủ sách chuyên ngành trên website của Bill Gates, v.v. Bạn chớ nên bỏ qua những cơ hội quý báu này để lĩnh hội kiến thức cho mình.

4.3. Luyện thi lập trình online

Các “đấu trường” online vẫn luôn là một nơi giúp bạn nâng skill cực nhanh khi tính cạnh tranh được đẩy lên cao. Khi tham gia vào các cuộc thi, bạn vừa cải thiện được trình độ, lại vừa có thể hội ngộ, tranh tài với cộng đồng lập trình viên trên toàn thế giới. TopCoder là một trong những “đấu trường” uy tín nhất, khi tất cả lập trình viên thế giới và các hãng công nghệ đều theo dõi và đánh giá cao bảng xếp hạng cá nhân trên website này. Có thể bạn chưa biết, lập trình viên Việt Nam từng đứng thứ 6 trên bảng tổng sắp toàn cầu này (Theo TechTalk).

> Tìm hiểu thêm 8 trang web tăng kỹ năng lập trình thần tốc.

4.4. Theo dõi các kênh Youtube về lập trình

Hãy thử nghĩ xem, thói quen xem Youtube để giải trí hằng ngày giờ có thể được tận dụng để cải thiện kỹ năng lập trình của bạn, còn gì tuyệt vời hơn? Đây là một hình thức học tập cực thú vị, lại không khô khan, nhàm chán và mất quá nhiều thời gian. Từ video dưới hình thức giảng dạy đến blogger, các kênh Youtube chắc chắn sẽ khiến bạn cảm nhận học lập trình như một niềm vui!

Một trong những Youtube Channels thú vị cho lập trình viên

> Các kênh Youtube bạn nhất định phải subscribe là gì? Khám phá tại bài viết này nhé.

5. Thành thạo với các kỹ năng phỏng vấn online

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, các doanh nghiệp đều phải thực hiện các cuộc phỏng vấn với ứng viên của mình trên Internet. Các công ty đã và đang nhanh chóng thích nghi kịp thời với những thay đổi trong quá trình tuyển dụng, vậy nên các ứng viên cũng không thể tụt lùi phía sau. Làm thế nào để bạn có một phần thể hiện chuyên nghiệp và nổi bật so với các ứng viên khác? Hãy tham khảo những tips dưới đây:

5.1. Chuẩn bị một câu chuyện về cách bạn đối diện với thử thách trong sự nghiệp

Một công ty đang tuyển bạn trong thời kỳ khó khăn, chắc hẳn họ sẽ rất ấn tượng nếu bạn từng đương đầu với một thử thách nào đó trong quá khứ. Nhớ lại những trải nghiệm bạn có được, và trả lời ba câu hỏi sau đây:

5.2. Sử dụng thành thạo các công cụ phỏng vấn online

Khi công ty gửi bạn đường link dẫn đến buổi phỏng vấn, hãy tải ứng dụng đó và thực hiện các thao tác để làm quen trước. Một số công cụ các công ty thường sử dụng là Zoom, Whereby, Skype, v.v.. Trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, hãy đảm bảo máy tính bạn sử dụng có đủ camera, micro và được kết nối với đường truyền Internet ổn định.

5.3. Thể hiện sự chuyên nghiệp như trong một buổi phỏng vấn trực tiếp

Trước hết, bạn nên check lại đường link ít nhất 20 phút và tham gia meeting 5 phút trước khi buổi phỏng vấn diễn ra. Khi phỏng vấn, bạn cần mặc chỉnh tề, ở một nơi yên tĩnh, đeo tai nghe và tắt mọi thông báo của các ứng dụng khác để tránh mất tập trung. Với các buổi phỏng vấn của lập trình viên, bạn thường phải giải một bài toán nào đó, nên hãy chuẩn bị trước giấy, bút hoặc một whiteboard trên màn hình bên cạnh. Cuối cùng, hãy giữ một thái độ bình tĩnh, cởi mở và thẳng thắn để trả lời các câu hỏi và thể hiện kỹ năng của mình thật tốt.

Bạn có thể đọc thêm về:

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Engineer tại Got It

Tường thuật một buổi phỏng vấn Software Engineering Intern tại Got It

Got It hy vọng rằng, với những hướng dẫn và gợi ý cụ thể trên đây, các kỹ sư IT có thể tận dụng tốt khoảng thời gian này để biến thử thách thành cơ hội cho mình. Nếu bạn chưa tìm được một việc làm ổn định trong giai đoạn này, điều đó cũng không chẳng sao cả. Bạn có thể có thêm nhiều thời gian hơn để trau dồi kỹ năng, tích lũy những kiến thức mới và giành lại lợi thế cho mình trong cuộc chiến tuyển dụng kể cả trong hay sau mùa dịch.


Đăng ký nhận newsletter để không bỏ lỡ các bài viết bổ ích và thông tin mới nhất từ Got It

* indicates required

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

Tìm hiểu thêm về Got It tại:

Facebook

LinkedIn

Instagram

Gmail

 

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
April 18, 2020
Share this post to:
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
ปั้มไลค์
ปั้มไลค์
3 years ago

Like!! Great article post.Really thank you! Really Cool.

Các bài viết liên quan
Cơ hội có 1-0-2: Gặp gỡ AI expert hàng đầu thế giới, trở thành world-class engineers!

Cơ hội có 1-0-2: Gặp gỡ AI expert hàng đầu thế giới, trở thành world-class engineers!

Nếu là độc giả thân thiết của Got It, ắt hẳn bạn đã biết đến đợt tuyển dụng lớn nhất năm của chúng mình – Code Your Impact 2023! Dù mới khởi động được 2 tuần nhưng Got It đã nhận được sự quan tâm từ đông đảo các bạn ứng viên cho vị trí […]
Phương pháp đọc hiệu quả

Phương pháp đọc hiệu quả

Đọc sách là một hình thức tập thể dục cho não bộ, giống như việc chúng ta chơi thể thao hay chạy bộ vậy. Sau một quá trình rèn luyện, chúng ta sẽ có được cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và tinh thần thoải mái hơn. Bộ não được vận động thường xuyên sẽ […]
Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Cơ hội mới dành cho ai không biết lập trình, ghét việc “bàn giấy"!
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Chìa khoá ôn tập giúp bạn “công phá” vòng phỏng vấn QA Engineer tại Got It
Gợi ý tài liệu tự học các ngôn ngữ lập trình web phổ biến miễn phí

Gợi ý tài liệu tự học các ngôn ngữ lập trình web phổ biến miễn phí

Thay vì vội vàng đăng ký các chương trình học mất tiền, bạn hãy tham khảo ngay những tài liệu tự học các ngôn ngữ lập trình web phổ biến miễn phí được Got It gợi ý dưới đây. Các ngôn ngữ được nhắc đến trong bài bao gồm HTML, CSS và JavaScript – chìa […]
5 bài tập lập trình Python giúp bạn rèn luyện kỹ năng

5 bài tập lập trình Python giúp bạn rèn luyện kỹ năng

Sau khi nhận được nhiều yêu cầu từ bạn đọc về chủ đề “bài tập lập trình Python”, Got It đã sưu tầm những bài tập Python thực sự giúp các bạn đang học ngôn ngữ này, hoặc những người đang làm việc liên quan đến nó, hiểu được cách mà Python hoạt động. Bài […]