Networking tips cho sinh viên IT mới tốt nghiệp

Là một kỹ sư phần mềm, năng lực về kỹ thuật đương nhiên giữ vai trò thiết yếu, tuy vậy, bạn cũng không thể bỏ qua các kỹ năng mềm khác, trong đó có việc tạo dựng các mối quan hệ trong ngành. Ở bất cứ môi trường hay ngành nghề nào, cơ hội phát triển và thăng tiến sẽ bị cản trở đáng kể nếu bạn không có những kết nối chất lượng.

Networking tips cho sinh viên IT

Mình có trò chuyện cùng một số du học sinh ngành Computer Science mới trở về nước, những người từng đối diện với nỗi sợ khi điểm xuất phát network bằng 0. Dưới đây là một số tips mình tổng hợp từ kinh nghiệm thiết lập lại các mối quan hệ của những người bạn này, hãy cùng tham khảo nhé!

#1 Chăm chỉ làm các Personal Projects

Với những ai chưa có kinh nghiệm đi làm, personal projects (dự án cá nhân) chính là điểm cộng cho profile của bạn. Thực chất, không phải công ty nào cũng oái oăm đến độ… đòi hỏi sinh viên mới tốt nghiệp phải có vài năm kinh nghiệm, nhưng hãy chứng minh cho họ thấy sự chủ động học hỏi của bạn qua các projects. Thậm chí, việc chăm làm các dự án cũng giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ chất lượng. Dưới đây là cách để bạn có thể tìm ra ý tưởng cho personal project và kết nối với người khác từ đó.

Mình có trò chuyện cùng hai du học sinh tại Rochester và Connecticut (Mỹ), cả hai đều đang làm intern hè tại Got It. Họ đều đồng ý với quan điểm rằng personal project chính là điểm giao giữa những việc bản thân muốn làm và những việc bản thân có thể làm. Để tìm ra ý tưởng cho một dự án, hãy nghĩ tới tech stack bạn đang muốn học đầu tiên, sau đó tiếp tục tìm hiểu công nghệ đó sẽ ứng dụng vào những lĩnh vực cụ thể nào. Khi thấy ứng dụng nào thú vị, bạn có thể cải tiến nó thành một ý tưởng cho mình. Chẳng hạn như muốn sử dụng Python, bạn có thể làm những projects liên quan đến Machine Learning cơ bản.

Tận dụng sức mạnh của personal projects với LinkedIn và Github

Để project của mình được nhiều người biết đến, bạn cần đăng tải nó trên LinkedIn, Github và mô tả chúng với đầy đủ các phần sau:

  • Description (Mô tả chung)
  • Role (Vai trò của bạn trong dự án)
  • Tech stack (Ngôn ngữ lập trình, framework, công cụ được sử dụng)
  • Code

Nếu tạo ra một projects tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng network cá nhân. LinkedIn là mạng xã hội việc làm mang tính rộng mở nên khi có một người quan tâm và nhấn like project, rất nhiều người khác cũng có thể nhìn thấy nó và chủ động kết nối tới bạn. Trong khi đó, Github lại được nhiều công ty sử dụng để đánh giá kỹ năng lập trình của ứng viên trước và trong quá trình phỏng vấn.

Tìm hiểu thêm cách biến Github thành công cụ đắc lực cho Software Engineers

#2 Kết nối với cộng đồng Alumni

Vì cùng xuất phát từ một nền tảng kiến thức và môi trường giáo dục, bạn sẽ dễ tìm thấy ở các alumni (cộng đồng cựu sinh viên trong trường học) nhiều điểm chung như lộ trình nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn trong từng ngành, v.v.. Từ đó, bạn có thể dễ dàng học hỏi được những kinh nghiệm sát với định hướng bản thân, nhận lời khuyên mang tính thực tế và độ tin cậy cao từ người trong cuộc.

Đầu tiên, hãy thường xuyên giữ liên lạc với các alumni từ trường cấp 3. Nếu bạn từng học ở Việt Nam và trở về nước sau khi đi du học, đây chính là một đầu mối đặc biệt hữu ích khi họ giúp bạn nắm bắt lại tình hình thực tế tại Việt Nam, kết nối và thiết lập lại các mối quan hệ trong nước.

Alumni ở đại học cũng là những người có thể giúp đỡ bạn trong quá trình học tập, tốt nghiệp và xin việc. Với những ai học ở nước ngoài, bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn từ điểm xuất phát. Tuy vậy, dưới đây là 3 cách kết nối với alumni mình có thể gợi ý tới bạn sau khi thu thập kinh nghiệm từ hội du học sinh tại Got It:

  1. Chủ động tìm gặp các giáo sư (professors) trong trường và xin contacts của cộng đồng alumni. Các giáo sư luôn sẵn sàng chia sẻ contacts nếu bạn trình bày rõ ràng nguyện vọng của mình.
  2. Tìm đến sự trợ giúp của Career Development Service trong trường. Là du học sinh quốc tế, hãy tận dụng tối đa và hiệu quả giá trị từ các dịch vụ hỗ trợ nhà trường cung cấp cho bạn.
  3. Tự tìm kiếm contacts trên LinkedIn thông qua việc mô tả rõ trường, ngành học trên profile của mình. Chỉ với một vài keywords chính xác, bạn có thể tìm ra rất nhiều cựu du học sinh Việt Nam có học vấn hay lộ trình nghề nghiệp giống hệt mình.

Tìm hiểu thêm về cách xây dựng profile LinkedIn chuẩn mực

Khi đã có contacts rồi, việc của bạn lúc này chỉ là chủ động kết nối một cách linh hoạt và khéo léo. Thay vì vồ vập chào hỏi không có mục đích hay xin reference về jobs ngay tức khắc, bạn nên tìm hiểu về họ trước để tìm ra những điểm chung. Chẳng hạn, bạn đang học về Javascript, hãy tìm đến những người cũng ghi ngôn ngữ lập trình này trong profile để cùng học hỏi và chia sẻ kiến thức.

#3 Tham gia hackathon và các sự kiện offline

Không qua nhiều bước như hai cách trên, đây là con đường trực tiếp và ngắn nhất giúp bạn làm quen với những người trong ngành. Việc tham gia các hoạt động, sự kiện chuyên biệt về công nghệ sẽ giúp bạn kết nối đúng với những người có cùng đam mê và chí hướng với mình.

Hoạt động đầu tiên được Got It đặc biệt gợi ý chính là hackathon. Trải nghiệm code liền tù tì từ 24 đến 36 tiếng sẽ giúp bạn vừa học được nhiều kiến thức hữu ích về kinh doanh, công nghệ, lại vừa thấy rõ được khả năng của những người đồng đội chưa từng quen biết. Bạn có thể tìm thấy những anh chị mentor với kinh nghiệm sừng sỏ, hay đơn giản là một hội anh em chí cốt trong nghề.

Networking tips - Tham gia hackathon/sự kiện offline
Pizza, bò húc…, Hackathon liền mấy ngày cũng được nhỉ! 😝😝😝

Bên cạnh hackathon, seminar (hội thảo nghiên cứu chuyên đề) hay talkshow công nghệ, v.v. cũng là các sự kiện bạn nên mạnh dạn tham gia. Không chỉ diễn giả mà chính những người tham dự cũng có thể trở thành các mối quan hệ tiềm năng. Đừng ngần ngại trò chuyện cùng người bên cạnh, hãy rời khỏi ghế trong giờ nghỉ thay vì chỉ ngồi im một chỗ. Cách để làm quen dễ nhất chính là tham gia vào một nhóm nhỏ, bắt chuyện với mọi người bằng những câu hỏi về tech stack hay career path (lộ trình nghề nghiệp).

Networing tips - Tham gia các hội thảo
Hãy mạnh dạn làm quen với cả các speaker
Hãy mạnh dạn networking mọi lúc mọi nơi. Selfie cùng speaker: Tại sao không? 😆😆😆

> Bạn có thể tìm kiếm hackathon hay các sự kiện công nghệ hữu ích thông qua trang chủ của AngelHack Vietnam. Có rất nhiều tổ chức uy tín như Developer Circles Vietnam, Google Cloud Hanoi,… đã hợp tác với AngelHack Vietnam trong nhiều sự kiện chất lượng.

#4 Trải nghiệm việc ứng tuyển vào các công ty

Thoạt đầu, bạn có thể thấy cách này hơi “ngược đời”, vì chẳng phải ta thiết lập network để tìm được những công việc tốt hay sao? Nhưng thực tế, bạn cũng có thể tìm thấy những mối quan hệ chất lượng từ chính quá trình tìm hiểu và ứng tuyển vào nhiều công ty. Có thể bạn chưa được nhận việc ưng ý ngay, nhưng quá trình này sẽ giúp bạn quen biết thêm nhiều nhân viên, có cái nhìn đúng đắn về môi trường thực tế trong các doanh nghiệp. Thậm chí, các interviewers cũng có thể trở thành những đàn anh bạn có thể giữ liên lạc và học hỏi sau này nếu bạn biết cách tận dụng quá trình ứng tuyển của mình.

Hãy tận dụng cơ hội mở rộng kết nối trong những buổi interview của mình

Ở Việt Nam, có rất nhiều công ty không đăng tải công khai các vị trí tuyển dụng trên Internet, thay vào đó, họ tìm kiếm nguồn giới thiệu từ chính những nhân viên của mình. Vì vậy, tiếp cận trước tới những nhân viên trong các công ty bạn quan tâm chính là cách đầu tiên giúp bạn nắm bắt được nhiều thông tin nội bộ cần thiết. Nhưng cũng giống như việc kết nối với các alumni ở phần đầu, bạn cần:

  • Tìm hiểu kỹ về profile của họ (LinkedIn, Facebook), làm quen dần qua việc học hỏi về kiến thức, kinh nghiệm trước thay vì vội vàng hỏi: “Anh chị ơi công ty mình có đang tuyển engineer không ạ?”.
  • Khéo léo chuyển chủ đề sang công việc hiện tại của họ và vị trí mà bạn đang quan tâm sau khi đã trò chuyện gần gũi, thoải mái hơn.

Bạn cũng có thể tận dụng thời gian được phỏng vấn cùng các công ty như một cơ hội để tạo lập network cho chính mình. Ngoài việc tập trung vào việc trả lời những câu hỏi chuyên môn, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi để chia sẻ về những băn khoăn của bạn và tìm kiếm những lời khuyên hữu ích.

Học từ mentor của mình
Casey (bên trái) cùng mentor của mình

Casey, một du học sinh tại Canada cũng đã từng rất bỡ ngỡ khi mới trở về Việt Nam, không quen biết ai trong nghề và chỉ biết rải CV hàng loạt. Nhưng khi được phỏng vấn trực tiếp cùng một số tech lead trong các công ty nhỏ, Casey đã chủ động xin lời khuyên từ họ về việc mình nên định hướng thế nào với khả năng hiện tại. Kết quả là, tất cả đều tư vấn rất nhiệt tình rằng Casey sẽ phù hợp làm việc cùng các công ty nước ngoài tại Việt Nam hay startup công nghệ. Đến giờ, Casey vẫn thường xuyên giữ liên lạc cùng những đàn anh đó để có thể giúp đỡ nhau bất cứ khi nào.


Thay chỉ vì ngồi trong phòng code từ sáng đến tối hay đi một lèo đến trường rồi lại về nhà, hãy tận dụng nhiều thời gian hơn để đi khám phá đó đây, làm quen một vài người bạn, mở mang tầm mắt của mình. Hy vọng bài tổng hợp của mình về kinh nghiệm của những du học sinh mới trở về Việt Nam trên đây sẽ mang đến cho các bạn Software Engineers một vài gợi ý phù hợp. Hãy chia sẻ cho mình về cả những tips bạn thấy hữu ích dưới bài viết này nữa nhé!


Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
June 19, 2020
Share this post to:
Tags:
2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
Ở tuổi 22, bạn nên biết gì trước khi đi phỏng vấn? - Got It Vietnam Blog
3 years ago

[…] khi phỏng vấn. Tuy vậy, Got It sẽ mách bạn một vài cách tìm hiểu, cũng như cách tạo network dành cho các sinh viên mới tốt nghiệp để tìm được nhiều thông tin nhất có thể như […]

trackback
10 tips tự học Python nhanh và hiệu quả nhất - Blog | Got It AI
2 years ago

[…] Còn nếu đang băn khoăn không biết có thể tìm những người học Python giống mình ở đâu, đừng nên quá lo lắng. Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn thiết lập các mối quan hệ chất lượng như tận dụng LinkedIn và Github, tham gia hackathon hay các sự kiện online/offline…Bạn có thể tìm hiểu thêm về các networking tips dành cho lập trình viên tại đây. […]

Các bài viết liên quan
Phương pháp đọc hiệu quả

Phương pháp đọc hiệu quả

Đọc sách là một hình thức tập thể dục cho não bộ, giống như việc chúng ta chơi thể thao hay chạy bộ vậy. Sau một quá trình rèn luyện, chúng ta sẽ có được cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và tinh thần thoải mái hơn. Bộ não được vận động thường xuyên sẽ […]
5 lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh

5 lỗi ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cần tránh

Có thể bạn đã biết việc áp dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình là điều cực kỳ quan trọng khi thuyết trình. Nhưng liệu bạn có biết rằng không phải cử chỉ nào của cơ thể cũng là tốt không? Có khá nhiều cử chỉ được coi là lỗi trong thuyết trình. Cùng […]
Tư duy lập trình là gì? 5 phương pháp rèn luyện tư duy lập trình

Tư duy lập trình là gì? 5 phương pháp rèn luyện tư duy lập trình

Tư duy lập trình là gì? Làm thế nào để có tư duy lập trình? Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bạn khi lần đầu làm quen với lập trình. Để giải đáp điều này, trong bài viết dưới đây, Got It sẽ cung cấp cho các bạn cách hiểu đầy đủ […]
5 kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cho dân IT

5 kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cho dân IT

Ngoài năng lực và kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp cũng là điều không thể thiếu khi làm việc. Tất nhiên, đã là kỹ năng thì không phải ai cũng nghiễm nhiên là có mà phải được rèn luyện trong cả quá trình. Để Got It “mách” cho […]
Phương pháp tư duy: Phương pháp nào là tốt nhất?

Phương pháp tư duy: Phương pháp nào là tốt nhất?

Các phương pháp tư duy luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người. Không chỉ những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường mà cả những người đi làm cũng quan tâm đến điều này. Phương pháp nào là tốt nhất? Hãy cùng Got It tìm hiểu về các phương […]
10 cách rèn luyện tư duy hiệu quả

10 cách rèn luyện tư duy hiệu quả

Não điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, có nghĩa là mọi hoạt động tư duy của chúng ta đều do não thực hiện. Nếu bạn muốn luyện tư duy cho não, hãy thử ngay 10 cách rèn luyện tư duy sau nhé. Mục lục1. Xếp hình2. Chơi bài3. Học từ vựng4. Nhảy 5. […]